VINACO.WORK - CỔNG THÔNG TIN DỊCH VỤ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN TÍCH CỰC TRONG HÀNH LANG PHÁP LÝ VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH HIỆN NAY
Thứ sáu - 18/07/2025 01:38
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng bất ổn và nhiều biến động, từ việc thay đổi chính sách pháp luật, biến động tài chính cho đến khủng hoảng địa chính trị, lạm phát, suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp đang đối mặt với không ít thách thức. Đặc biệt, hai yếu tố pháp lý và tài chính được ví như "vướng mắc kép" vừa siết chặt sự vận hành, ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy đâu là con đường để doanh nghiệp phát triển tích cực trong hành lang pháp lý và vươn lên mạnh mẽ trong môi trường không ngừng biến động?
1. Những thách thức từ vướng mắc pháp lý và tài chính Môi trường kinh doanh hiện nay, các quy định pháp lý ngày càng rõ ràng và liên tục được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của công nghệ, xu thế thương mại toàn cầu, cũng như yêu cầu minh bạch từ các cơ quan quản lý nhà nươc. Không ít doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), phải đối mặt với rủi ro pháp lý do thiếu cập nhật hoặc hiểu sai về các quy định mới liên quan tới thuế, hóa đơn điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, chống rửa tiền, chuyển giá… Một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn tới án phạt nặng, đình trệ kinh doanh hoặc mất uy tín trên thị trường kinh doanh. Song song với đó là những vòng xoáy tài chính ngày càng khốc liệt. Từ áp lực lãi suất tăng, tiếp cận tín dụng khó khăn, biến động tỷ giá cho đến tình trạng thắt chặt dòng vốn, kéo theo hệ quả về khả năng thanh toán, chi phí vận hành, khả năng đầu tư đổi mới ngày càng khó. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “khát vốn - đói dòng tiền” nhưng lại bị siết chặt bởi các tiêu chuẩn tín dụng mới hoặc các chính sách tài chính vĩ mô mang tính kiểm soát rủi ro hệ thống của các Quỹ, nhà đầu tư. 2. Chiến lược vượt qua vướng mắc pháp lý và tài chính Muốn vượt qua vướng mắc về pháp lý và tài chính này, doanh nghiệp không thể tiếp cận bằng tư duy cũ, phản ứng thụ độngmà doanh nghiệp cần một chiến lược chủ động, linh hoạt và dài hơi. (i) Nâng cao năng lực tuân thủ pháp luật Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản trị tuân thủ bài bản, từ việc cập nhật liên tục các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến ngành nghề hoạt động, đến đào tạo nội bộ về tuân thủ và quản trị rủi ro pháp lý. Việc chủ động hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn luật, luật sư, kiểm toán độc lập hoặc tổ chức chuyên về tư vấn pháp lý sẽ giúp doanh nghiệp kịp thời rà soát rủi ro, điều chỉnh quy trình hoạt động của mình để tránh bị vi phạm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. (ii) Tái cấu trúc tài chính và quản trị dòng tiền Doanh nghiệp cần ưu tiên chiến lược quản trị tài chính an toàn hơn, minh bạch hơn. Việc đa dạng hóa nguồn vốn (vốn vay, vốn góp, quỹ đầu tư, phát hành trái phiếu...) kết hợp với quản trị chặt dòng tiền, kiểm soát công nợ, cắt giảm chi phí vận hành không hiệu quả là con đường thiết thực nhất. Các công cụ số hóa tài chính, từ phần mềm ERP, kế toán số, ngân hàng số, giúp doanh nghiệp minh bạch hóa báo cáo tài chính, từ đó cải thiện khả năng tiếp cận vốn. (iii) Đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để giảm thiểu rủi ro Một chiến lược phát triển bền vững trong môi trường biến động là không phụ thuộc vào một thị trường đầu ra, một dòng sản phẩm hay một nguồn cung đầu vào duy nhất. Sự đa dạng hoá sản phẩm, nguồn cung đầu vào, không phụ thuộc vào một thị trường này giúp doanh nghiệp phòng ngừa các cú sốc bất ngờ từ thay đổi pháp lý địa phương hoặc biến động tài chính ở một thị trường cụ thể. (iv) Tăng cường khả năng dự báo và thích ứng Doanh nghiệp cần đầu tư mạnh hơn vào công tác nghiên cứu thị trường, dự báo chính sách vĩ mô, xu hướng tiêu dùng để chủ động kịch bản ứng phó với sự thay đổi của nó. Tận dụng các nền tảng AI, xử lý tối ưu các nguồn dữ liệu dữ liệu lớn (Big Data) giúp lãnh đạo nhìn rõ hơn các vấn đề rủi ro do dự báo từ xa để kịp thời có kế hoạch điều chỉnh và đối phó linh hoạt. 3. Ai thực tế đã vượt qua vàthành công? Các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Thế Giới Di Động hay các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, Nestlé tại Việt Nam đều cho thấy điểm chung: họ luôn duy trì một hệ thống quản trị vận hành tuân thủ nghiêm ngặt, công khai minh bạch về tài chính, đồng thời liên tục tái cấu trúc mô hình kinh doanh để thích ứng nhanh với biến động thị trường và chính sách. Ngược lại, không ít doanh nghiệp phá sản trong giai đoạn từ năm 2022– năm 2024 đều mắc kẹt trong các vụ kiện tụng về thuế, tài chính, hoặc không còn khả năng tiếp cận vốn do báo cáo tài chính thiếu minh bạch, một hệ thống sổ sách kế toán chưa hợp lý. Trong bức tranh kinh doanh đầy biến động hiện nay, những vướng mắc pháp lý và tài chính không còn riêng lẻ, mà chính là hai "lực xoắn" để doanh nghiệp phải thay đổi. Doanh nghiệp nào biết cách chủ động thích ứng, xây dựng nền tảng quản trị bền vững, minh bạch, tuân thủ và linh hoạt trong quản lý tài chính, sẽ không chỉ tồn tại mà còn tìm được cơ hội bật lên mạnh mẽ. Vượt qua những vướng mắc này không chỉ là câu chuyện sinh tồn, mà còn là thước đo năng lực lãnh đạo và tầm nhìn dài hạn của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp.
VINACO.WORK LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ DOANH NGHIỆP Vinaco.Work – Vietnam Company Co Working 📍 Địa chỉ: 01 Cộng Hoà 3, Phú Thọ Hoà, TP.HCM 📧 Email: dangcaotuong1974@gmail.com 📱 Hotline: 0918 300 212 🌐 Website: www.vinaco.work
Vinaco.Work – Vietnam Company Co Working là nền tảng tiên phong trong việc kết nối, hỗ trợ và thực thi các giải pháp phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam. Với sứ mệnh “Giúp doanh nghiệp của bạn kinh doanh thành công”, Vinaco.Work đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong mọi giai đoạn – từ khởi sự...